Ngành Kinh tế là một trong số những ngành bắt đầu được đào tạo tại Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh từ năm học 2018-2019. Với mục tiêu đào tạo theo định hướng thực hành, chương trình đào tạo ngành Kinh tế được xây dựng theo hướng gắn với thực tế, tăng cường năng lực thực hành giúp sinh viên tốt nghiệp dễ dàng tìm được việc làm theo đúng ngành đào tạo và được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về kiến thức chuyên môn, thái độ làm việc cũng như các kỹ năng mềm trong công việc.

Media/1_TH1063/FolderFunc/202109/Images/1-20210902025647-e.png

Ảnh: Sinh viên ngành Kinh tế (áo màu cam) tham gia Team Building tại hội trại chào mừng 55 năm ngày thành lập Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh

* Chuyên ngành đào tạo thuộc Ngành Kinh tế:

  • Chuyên ngành Quản lý kinh tế
  • Chuyên ngành Kinh tế - Luật

* Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, C04.

* Thời gian và tín chỉ tích lũy:

  • Thời gian đào tạo cử nhân: 3,5 năm.
  • Tổng số tín chỉ tích lũy: 127 tín chỉ.
Media/1_TH1063/FolderFunc/202109/Images/2-20210902025648-e.png

Ảnh: Đại hội Lớp-Chi đoàn – Chi hội sinh viên của sinh viên chuyên ngành (K6 )

* Mục tiêu đào tạo:

Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân ngành Kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có trách nhiệm với xã hội; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế- xã hội, quản trị và quản lý, pháp luật; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về kinh tế, quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý các tổ chức có hoạt động kinh tế; có kỹ năng mềm và năng lực tự bổ sung kiến thức và tiếp tục học tập nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu công việc.

 Mục tiêu cụ thể: Đào tạo cử nhân ngành Kinh tế:

- Có ý thức về đạo đức, có sức khỏe, có trách nhiệm trong chuyên môn nghề nghiệp cũng như ý thức bảo vệ lợi ích tổ chức và quốc gia.

- Vận dụng được những kiến thức cơ bản về toán, khoa học xã hội, nhân văn, quản trị và quản lý áp dụng trong lĩnh vực quản lý kinh tế.

- Phân tích, hoạch định, tổ chức thực thi, giám sát và đánh giá chính sách kinh tế, kiến thức về quản lý phát triển kinh tế trên phạm vi nền kinh tế, ngành và địa phương.

- Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ, có khả năng tự học, tự nghiên cứu và khả năng cập nhật, tiếp thu những kiến thức mới để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và làm việc, có khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường sống và làm việc cũng như học tập nâng cao trình độ.

- Có ý thức và trách nhiệm phục vụ cộng đồng, xã hội và hội nhập quốc tế.

Media/1_TH1063/FolderFunc/202109/Images/3-20210902025647-e.png

Ảnh: Sinh viên ngành Kinh tế (K8) chụp ảnh với các thầy, cô giáo khi nhập trường

* Cơ hội thực tế và rèn luyện kỹ năng:

- Các sinh viên được kiến tập tìm hiểu thực tế tại các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội ngay từ năm học thứ hai, thứ ba và thực tập cuối khóa học để có cơ hội vận dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tế hoạt động kinh tế, xã hội. Nhiều sinh viên có cơ hội trở thành thực tập sinh, cộng tác viên của doanh nghiệp....Quá trình thực tập sinh giúp sinh viên tích lũy được kiến thức thực tế, có thêm thu nhập và dễ dàng tiếp cận được việc làm sau khi ra trường.

Media/1_TH1063/FolderFunc/202109/Images/4-20210902025649-e.png

Ảnh: Sinh viên chuyên ngành tham quan tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp

- Các sinh viên được trang bị kỹ năng mềm cần thiết trong chương trình học và chương trình ngoại khóa; đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ và tin học sau khóa học.

- Sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa, tọa đàm khoa học, hướng nghiệp để tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc tiếp cận công việc sau này.

- Sinh viên có cơ hội tham gia các Câu lạc bộ, Chương trình ngoại khoá, cuộc thi do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cũng như Nhà trường tổ chức như Câu lạc bộ Hiến máu tình nguyện, Câu lạc bộ Thanh niên tình nguyện, Câu lạc bộ Tiếng Anh, Câu lạc bộ Văn nghệ, các giải thể thao sinh viên……

Media/1_TH1063/FolderFunc/202109/Images/5-20210902025649-e.pngẢnh: Sinh viên chuyên ngành cùng các giảng viên tại Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, 55 năm ngày truyền thống và Đón nhận Huân chương độc lập hạng nhất năm 2020.

Media/1_TH1063/FolderFunc/202109/Images/6-20210902025647-e.png

Ảnh: Sinh viên tham gia giải bóng đá nam sinh viên năm học 2020-2021

Media/1_TH1063/FolderFunc/202109/Images/7-20210902025650-e.pngẢnh: Sinh viên Ngành Kinh tế tham gia biểu diễn văn nghệ tại Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau quá trình đào tạo và tốt nghiệp ra trường, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế có cơ hội tiếp cận việc làm tại các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nhà nước với các vị trí như:

- Cán bộ, công chức tại cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế;

- Làm việc tại các bộ phận như Phòng nhân sự, Phòng Kinh doanh, Phòng Kế hoạch; Phòng Hành chính của các doanh nghiệp (với tư cách là nhân viên, cán bộ quản lý);

- Trở thành Trợ lý; Thư ký cho những cán bộ quản lý cấp cao của doanh nghiệp;

- Đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, điều hành trong các doanh nghiệp;

- Trở thành Trọng tài viên tham gia tư vấn, giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại trong và ngoài nước;

- Thành lập doanh nghiệp của chính mình để làm chủ sở hữu, quản lý và điều hành.

- Hoạt động nghề nghiệp trong những lĩnh vực chuyên môn đặc thù như Thẩm định giá, Đấu giá tài sản, Quản lý và thanh lý tài sản doanh nghiệp….

Media/1_TH1063/FolderFunc/202109/Images/8-20210902025651-e.pngẢnh: Sinh viên chuyên ngành tham quan, học tập tại doanh nghiệp

Với mục tiêu đào tạo gắn với thực tế theo định hướng thực hành, Khoa chuyên ngành cùng với Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp của Nhà trường là cầu nối giữa sinh viên với các nhà tuyển dụng; hỗ trợ thông tin và kỹ năng cần thiết để sinh viên dễ dàng tiếp cận được việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường.

 

Media/1_TH1063/FolderFunc/202109/Images/9-20210902025647-e.png

Ảnh: sinh viên chuyên ngành kiến tập tại doanh nghiệp

* Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế hoàn toàn có đủ năng lực, điều kiện học tiếp lên trình độ cao sau đại học tại các chuyên ngành của nhà trường cũng như các trường khác.

- Ngoài ra, sinh viên cũng có thể học tiếp để lấy bằng đại học ngành 2 hoặc bằng 2 với các chuyên ngành khác trong và ngoài trường hoặc tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để thực hành nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực như thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý và thanh lý tài sản doanh nghiệp v.v.

Media/1_TH1063/FolderFunc/202109/Images/10-20210902025648-e.png

Ảnh: Sinh viên ngành Kinh tế (K6) chụp ảnh kỷ yếu