Media/1_TH1063/FolderFunc/202311/Images/1-20231120033335-e.png

Kiểm toán là gì?

Kiểm toán là gì? Cần có những tố chất và kỹ năng nào để trở thành một kiểm toán viên chuyên nghiệp? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều bạn thí sinh đang và có dự định theo học lĩnh vực kiểm toán.

Media/1_TH1063/FolderFunc/202311/Images/2-20231120033337-e.png
(Ảnh sưu tầm)

Kiểm toán là quá trình thu thập, đánh giá và xác thực tính chính xác, phù hợp của những con số trên báo cáo tài chính do bộ phận kế toán cung cấp. Từ đó, kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận định về thực trạng tình hình tài chính của một doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng về những thông tin tài chính được kiểm tra, cung cấp bởi kế toán, nhằm xác định tính chính xác của các thông tin đó và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Kết quả kiểm toán phục vụ nhu cầu của rất nhiều đối tượng khác nhau. Thường thì những đối tượng này không am hiểu sâu về nghiệp vụ tài chính, kế toán. Bởi vậy, họ cần sử dụng báo cáo của kiểm toán viên để đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh đúng đắn nhất

Phân loại kiểm toán

Media/1_TH1063/FolderFunc/202311/Images/3-20231120033335-e.png
(Ảnh sưu tầm)

Có hai cách phân loại kiểm toán:

- Thứ nhất, theo loại hình kiểm toán, bao gồm kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước.

- Thứ hai, theo đối tượng và lĩnh vực kiểm toán, bao gồm: kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính.

Các vị trí việc làm Kiểm toán

Media/1_TH1063/FolderFunc/202311/Images/4-20231120033336-e.png
(Ảnh sưu tầm)

Các vị trí việc làm kiểm toán gồm có:

  • Trợ lý kiểm toán.
  • Kiểm toán nội bộ/ Nhân viên kiểm toán nội bộ (ngân hàng, công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán).
  • Chuyên viên kiểm soát nội bộ.
  • Nhân viên kế toán.
  • Kiểm toán viên tại cơ quan nhà nước.
  • Thanh tra tài chính.
  • Kiểm toán viên cao cấp.
  • Chuyên viên kiểm toán nội bộ.
  • Trưởng phòng kiểm toán.
  • Cố vấn tài chính.
  • Giám đốc kiểm toán.

Tố chất để trở thành một kiểm toán viên

Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hiện đại - giàu tính cạnh tranh, vai trò của kiểm toán viên ngày càng trở nên quan trọng. Theo đó, với tính chất công việc đặc thù, những bạn trẻ yêu thích lĩnh vực này cần phải biết học ngành Kiểm toán cần những tố chất gì? để rèn luyện, bồi đắp cho phù hợp với nhu cầu của ngành học.

  • Giỏi tính toán

Kiểm toán là nghề phải thường xuyên làm việc với những con số và phép tính. Bạn sẽ thường xuyên phải thực hiện việc kiểm tra, tính toán chi phí, các khoản thu chi, rà soát thông tin,… Bởi vậy việc giỏi tính toán sẽ giúp bạn thực hiện công việc dễ dàng và nhanh chóng hơn.

  • Diễn đạt ngắn gọn và có tính thuyết phục cao

Một kiểm toán viên cần có khả năng diễn đạt và thuyết phục để có thể nhận được sự tín nhiệm từ những người làm việc với họ và những đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán. 

Thực tế cho thấy, dù kiểm toán viên có đưa ra được bằng chứng xác thực, cụ thể đi nữa cũng không dễ khiến người khác chấp nhận những nhận định, đánh giá của họ.

  • Quản lý thời gian tốt và chịu được áp lực công việc

Nghề kiểm toán phải chịu áp lực làm việc lớn và phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ công việc khác nhau. Bởi vậy, để theo nghề này bạn cần có một cơ thể khỏe mạnh, sức mạnh tinh thần tốt và có khả năng quản lý thời gian hiệu quả.

  • Có tư duy phân tích và óc quan sát

Công việc kiểm toán đòi hỏi bạn phải có khả năng phân tích và óc quan sát nhạy bén. Bạn phải có khả năng nắm bắt vấn đề nhanh để có thể xử lý lượng lớn công việc trong khoảng thời gian nhất định.

  • Độc lập và khách quan

Đây là tố chất giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận một cách công bằng, không thiên vị và không chịu tác động từ bất cứ ai khác.

  • Thận trọng, trung thực

Nhiệm vụ của kiểm toán viên là kiểm tra và đánh giá tính chính xác của các số liệu do kế toán cung cấp. Bởi vậy, sự thận trọng và trung thực là điều rất cần thiết. 

Bạn cần đảm bảo chỉ đưa ra kết luận khi có các cơ sở cụ thể, đầy đủ. Đồng thời phải luôn tôn trọng pháp luật và đánh giá một cách khách quan, theo đúng thực tế bạn tìm hiểu được.

Media/1_TH1063/FolderFunc/202311/Images/5-20231120033335-e.png